Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Đông Vệ  - TP.Thanh Hóa

1.     Quá trình hình thành:

Bố Vệ là vùng đất cổ của tỉnh Thanh Hoá, có dân cư đến sinh sống từ rất sớm và hoà chung vào các cộng đồng dân cư của Tổ quốc Việt Nam. Địa danh Bố vệ được ghi chép với các tên gọi khác nhau như  Hương Bố Vệ, Xã Bố Vệ, Cầu Bố và kênh Bố Vệ.

Xã Bố vệ ra đời từ thời lý khoảng thế kỷ XI đến thời Lê Sơ (thế kỷ XV) xã Bố vệ đổi tên thành Hương Bố Vệ, Bố Vệ lúc này có thêm thôn Mật Sơn.

Cuối thời Lê Sơ (khoảng năm 1500), hình thành thêm ba thôn: Quảng Xá, Tạnh Xá và Yên Biên.

Năm 1829 đời vua Minh Mệnh( triều Nguyễn), hai làng Vệ Yên và Yên Biên chuyển về tổng Lưu Vệ, huyện Quảng Xương. Xã Bố Vệ òn lại 4 làng là: Kiều Đại, Mật Sơn, Tạnh Xá và Quảng Xá thuộc Thọ Hạc, su thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn.

Sau cách mạng tháng 8-1945, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà bổ phủ, tổng châu gọi là Huyện, xã, xã Bố Vệ được thành lập đơn vị hành chính trong 22 xã của huyện Đông sơn.

Năm 1948 từ 22 xã huyện Đông sơn , sáp nhập thành 13 xã Bố Vệ được đổi tên thành xã Đông Vệ gồm có 04 làng Kiều Đại, Mật sơn, Quảng Xá, Tạnh Xá.

Ngày 21/8/1971 theo Quyết định số 226/TTg của Bộ trưởng phủ Thủ tướng sáp nhập Xã Đông Vệ ( Đông sơn) vào thị xã Thanh Hoá.

Ngày 28/6/1994  Thủ tướng chính  phủ ra nghị định số 55-CP, xã Đông vệ được nâng cấp lên đơn vị phường – Phường Đông Vệ, thành  phố Thanh Hoá với 04 làng: Quảng Xá, Tạnh Xá, Kiều Đại Mật sơn và Xóm Thành (Quang Trung 1), Xóm Công 1 (Quang Trung 2), xóm Công 2 (Hải Thượng Lãn Ông), Xóm Cồn Miếu (Ngô Thị Ngọc Dao)

Năm 1996 sáp nhập một phần diện tích và dân cư thuộc xã quảng Thịnh, huyện Quảng Xương, thành lập phố Quang Trung 3.

Năm 2007 thực hiện Quyết định số 1845/QĐ-UBND ngày 25/6/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá , khu phố Nguyễn sơn và khu phố Nam Thành được thành lập.

Năm 2008 theo Quyết định số 954/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh khu phố Đông Phát 1 và Đông Phát 2 ra đời.

Năm 2018 sáp nhập Quảng Xá 1,2 thành Quảng Xá, Kiều Đại 1,2 thành Kiều Đại, Nguyễn Sơn, Nam Thành thành Nguyễn Sơn. Đến nay trên địa bàn phường có 16 tổ dân phố

2.     Vị trí địa lý

          Phường Đông Vệ nằm về phía nam thành phố Thanh Hoá. Phía bắc giáp phường Tân Sơn, phường Ngọc Trạo; phía Đông giáp phường Đông Sơn, phường Lam Sơn và phường Quảng Thành; phía nam giáp xã Quảng Thịnh; phía Tây giáp phường Quảng Thắng, An Hưng và tuyến đường sắt Bắc –Nam.Với diện tích tự nhiên: 476,36 ha với 8.759 hộ với 28.699  người

3.     Điều kiện tự nhiên:

Phường Đông Vệ là một trong những phường trung tâm của thành  phố Thanh Hoá có núi Mật Sơn, có sông nhà Lê.

3.1  Khí hậu

Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt.

Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối mùa xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ được đẩy cao tới 39-40 độ C.

Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến cuối mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lượng mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C.

Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C.

3.2  Gió

-Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió:

Gió Bắc (gió mùa Đông Bắc): Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt.

Gió Tây Nam (gió Lào): Từ vịnh Bengan qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác.

Gió Đông Nam (gió Nồm): Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ.

3.3   Lượng mưa

Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 - 1980 mm.

4. Di tích lịch sử

4.1. Thái Miếu nhà Hậu Lê

Thái miếu Nhà Hậu Lê hay là Miếu bố vệ là nơi thờ các vua và hoàng hậu nhà Lê, Miếu được xây dựng năm Gia Long thứ 4 (1805) ngay trên phần đất điện Chiêu hòa nơi thờ Tuyên từ nhân ý chiều túc Hoàng Thái Hậu ( Nguyễn Thị Anh vợ vua Lê Thái Tông mẹ vua Lê Nhân Tông). Thái Miếu được dựng trên cơ sở của hai Miếu từ thời Lê một ở Lam Kinh (huyện Thuỵ Nguyên) một vốn là điện Hoăng Đức từ Thăng Long chuyển về. Tâm niệm của vua Gia Long khi xây dựng Thái miếu là “giữ việc thờ cúng nhà Lê là trọng điểm của triều đình. Triều đình nhà Nguyễn quy định hàng năm các quan lớn đầu tỉnh và tổng bố Đức làm giỗ Lê Lai, Lê Lợi vào 2 ngày 21, 22 tháng 8 năm âm lịch. Tháng 9 năm 1995 Thái miếu nhà Hậu Lê được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc cấp quốc gia

4.2 . Chùa Đại Bi

Còn gọi là chùa Mật Sơn, dưới chân núi mật chùa Mật “ Chùa Đại Bi có một tên nữa là chùa Mật Sơn ở núi Ngọc Nữ thôn Mật Sơn xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn trông ra kênh Vi. Vua Lê Thần Tông lên núi chơi xây dựng chùa ở cạnh chân núi tạc chân dung vua, dân sở tại thờ. Chùa dựng năm Tân Hợi đời vua Lê Huyền Tông niên hiệu cảnh tri thứ 9  (1671). Năm 1937 niên hiệu vua Bảo Đại thứ 13 vua đãchế ban cho thiền sư thế Danh là Dương Văn Giáo, quê ở Thừa Thiên Huế chức tăng cang và giao trụ trì chùa Đại Bi (hương Bố Vệ) Năm 2006 Đại đức Thích Tâm Hiền về trụ trì, đã huy động nhân dân đóng góp tu sửa. Năm 2007 quy hoạch đất giải phóng mặt bằng xây dựng giảng đường. Tháng 4/2009 nhà chùa tổ chức rước tượng vua Lê Thần Tông và 5 pho tượng Hoàng hậu từ đền Lê về. Năm 2016 nhà chùa xây dựng ngôi Đại Hùng Bảo Điện đúc tượng Phật bằng đồng cao 4,5 m nặng 12 tấn 

- Núi Mật Sơn - một ngọn núi mọc lên giữa đồng bằng bên cạnh sông nhà Lê, là ngọn núi đẹp nổi tiếng khắp miền xứ Thanh, đất Việt.

Với hình dáng độc đáo và kỳ thú của nó, từ xưa người đương thời đã đặt ra một số tên thật mỹ miều như là núi Ngọc Nữ, núi Kỳ Lân. Dưới chân núi, bên dòng Kênh Vi là chùa Đại Bi. Năm 1619, Hoàng tử Lê Duy Kỳ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Lê Thần Tông. Ông là vị vua duy nhất triều Lê Trung Hưng được lên làm vua tới hai lần (lần 1 từ năm 1619 đến 1643, lần 2 từ năm 1649 đến 1662) và trị vì đất nước tới 38 năm. Trong một lần về xứ Thanh, ngưỡng mộ cảnh đẹp vùng núi Kỳ Lân, ông đã sai dựng một ngôi chùa cạnh núi và đặt tên chùa là Đại Bi để thờ Phật, thờ mình cùng 6 bà phi. Có lẽ đây là nét độc đáo nhất của một ngôi chùa ở Thanh Hóa được gắn với cuộc đời của một vị vua.

4.3.Chùa Bạch Hac

Toạ lạc ngay tại trung tâm làng Tạnh Xá, Chùa xây dựng từ thời hậu Lê do 02 anh em Lê Bá Khuê và Lê Trọng Bích  đồng tiến sỹ năm 1508 xây dựng . Ngày 08/02/2002 chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.

4.4. Đình Quảng Xá

Đình làng Quảng Xá thuộc làng Quảng Xá, xã Bố Vệ, tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn, nay là làng Quảng Xá, phường Đông vệ, thành phố Thanh Đình thờ Thành hoàng làng Tản viên Sơn Thánh (Sơn Tinh) – một trong “tứ bất tử” của thần linh Việt Nam. Đây là trụ sở làm việc của hội đồng chức sắc, nơi họp làng, tổ chức lễ hội, nơi đón tiếp các làng kết chạ và tiếp quan viên khi công cán qua địa phương. Đình còn là nơi tập hợp quần chúng đấu tranh giành chính quyền tháng 8/1945, nơi được chọn làm địa điểm để người dân bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam DCCH (06/01/1946). Đình Quảng Xá được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 20 (1867), được tu sửa nhiều lần, lần gần đây nhất là năm 2001 và 2007. Ngôi đình hiện còn lưu giữ được khá nguyên vẹn các chạm khắc kiến trúc thời Nguyễn (thế kỷ XIX), ngoài ra đình còn lưu giữ được nhiều bia đá thời Nguyễn, cột đá, chân tảng, bệ đá… và nhiều hiện vật đồ thờ có giá trị lịch sử văn hóa. Đình làng Quảng Xá đã được UBND tỉnh Thanh Hóa xếp hạng di tích LSVH theo quyết định số 2620/QĐ-UBND, ngày 30/8/2007. Đình tọa lạc ở vị trí trung tâm của làng Quảng Xá, có con đường liên thôn (đường Lê Thần Tông) đi cắt qua sân đình, vị trí địa lý hiện nay của đình như sau: Phía nam giáp Nhà văn hóa Quảng Xá 1, phía tây giáp đường ngõ (ngõ 29 đường Trịnh Khả) và chợ tạm, phía bắc giáp nhà dân, phía đông giáp nhà dân và đường Lê Thần Tông.

Tổng diện tích đất theo biên bản khoanh vùng các khu vực bảo vệ của di tích đình làng Quảng Xá là 0,1ha. Diện tích đất nghiên cứu Quy hoạch dự kiến là: 0,1ha.

5. Nghề truyền thống

5.1 Nghề Men rượu làng Quảng Xá

Men rượu làng Qảng Xá  ra đời cách đây hơn 200 năm ở làng Quảng Xá, hương Bố Vệ, phủ Đông Sơn nay là phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa. Thuở ấy, nhà nào trong làng cũng làm men, nấu rượu hình thành nên nghề làm men nấu rượu. Men Rượu làng Quảng Xá nổi tiếng và làm say lòng người không chỉ bởi men thuốc bắc đặc biệt, gạo, nguồn nước mà còn ở kỹ thuật pha chế, ủ, chưng chất, bảo quản và mang cả tâm tình của người Quảng Xá.

          Theo sử sách để lại, người có công gây dựng làng nghề là cụ Nguyễn Phúc Tài – một nho sĩ quê Kinh Bắc đã đến Thanh Hóa và dừng chân tại làng Quảng Xá. Sau khi phát hiện ra nguồn nước nơi đây có thể tạo ra rượu ngon, ông đã tập hợp người dân trong làng truyền nghề làm men nấu rượu và đã tạo ra một loại men để nấu rượu êm dịu mà ai đã uống vào thì khó có thể quên được.

          Thời kỳ Pháp thuộc, biết được danh tiếng làm men nấu rượu làng Quảng Xá, người Pháp xây dựng nhà máy rượu Nam Đồng Ích (ga Thanh Hóa ngày nay) và cho mời một số người dân làng Quảng Xá có tay nghề kỹ thuật cao như các ông Nguyễn Duy Tái, Nguyễn Duy Sự, Nguyễn Văn  Hãn và Nguyễn Văn Tấn... vào nhà máy làm kỹ thuật và pha chế  cách làm men nấu rượu để đảm bảo giữ được hương vị cổ truyền của rượu làng Quảng.

          Nghề làm men rượu đã gắn bó với người làng Quảng Xá – P.Đông Vệ như một thương hiệu trong suốt 200 năm, nghề đã gắn với nhân dân Làng Quảng Xá. Men rượu chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh về sau thị trường trường phát triển, được người tiêu dùng của cả tỉnh ưa chuộng và lan rộng ra khắp cả nước.          Trong suốt 200 năm phát triển  nghề làm men rượu đã gắn bó với quá trình lịch sử phát triển của làng Quảng. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước nghề làm men rượu làng Quảng đã góp phần nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân.

5.2. Làng nghề truyền thống hoa giấy Mật Sơn

                  Nghề hoa giấy mật sơn xuất hiện cách đây hơn 60 năm  gắn với đời sống văn hóa của nhân dân làng Mật Sơn.

                  Nghề hoa giấy mật sơn xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, tục xưa hoa giấy được trang trọng tôn trí ở những nơi như thờ ông bà tổ tiên, ông công ông táo. Hàng  năm thay thế một lần vào dịp tết Nguyên đán, hoa mới được thay thế hoa cũ hạ xuống đốt đi cứ thế hoa giấy Mật Sơn trở thành một nét văn hóa trong tín ngưỡng của người dân miền Bắc.

                  Trong suốt 60 năm nghề hoa giấy Mật Sơn đã gắn bó với lịch sử phát triển  của làng mật sơn  đặc biệt là trong thời ký đổi mới kinh tế đất mước. Từ những năm 90 đến nay nghề hoa giấy phát triển nhanh chóng  đã góp phần quan trọng quyết định đến việc nâng cao đời sống kinh tế của nhân dân , ổn định tình hình an ninh trật tự và tạo công ăn việc làm  tăng thu nhập cho nhân dân phố Mật sơn 1,2,3.

 

          Nghề làm men rượu thuốc bắc truyền thống làng Quảng Xá và làng nghề truyền thống  làm hoa giấy Mật Sơn được công nhận tại Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 22/02/2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
9
Hôm qua:
184
Tuần này:
1100
Tháng này:
12874
Tất cả:
474749

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289